Chủ đề Bản thân
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Nghĩa
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 10/9/21 8:20 PM
Lượt xem: 26
Dung lượng: 99.0kB
Nguồn: tự soạn
Mô tả: TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: Tuần thứ: 06 Thời gian thực hiện: số tuần 03 Tên chủ đề nhánh2: Thời gian thực hiện: Số tuần 01 A.TỔ CHỨC CÁC Hoạt động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Đón trẻ - Chơi - Thể dục sáng 1. Đón trẻ 2. Thể dục sáng 3. Điểm danh - Trẻ thích đến lớp - Trẻ biết cất đồ dùng đúng nơi qui định -Trẻ chơi vui vẻ cùng bạn -Trẻ biết hát cùng cô bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” -Trẻ biết trả lời câu hỏi. - Nhằm phát triển thể lực cho trẻ -Trẻ thực hiện được các động tác cùng cô - Nắm được sĩ số trẻ tới lớp - Lớp học sạch sẽ gọn gàng -Tủ để đồ của trẻ -Đồ chơi các góc Sổ theo dõi nhóm lớp BẢN THÂN Từ ngày 04/ 10/2021 đến ngày 22/ 10/2021 Cơ thể bé Từ ngày 11/10/2021 đến ngày 15/10/2021 HOẠT ĐỘNG Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ * Cô đón trẻ vào lớp - Cô đến sớm thông thoáng vệ sinh phòng học. -Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân của trẻ vào đúng nơi qui định. - Giáo viên trao đổi cùng phụ huynh những vấn đề có liên quan đến trẻ. - Cung cấp cho trẻ những thông tin về chủ đề như: xem tranh ảnh, trò chuyện,giới thiệu tên chủ đề. - Cho trẻ chơi hoạt động với các đồ chơi có trong các góc chơi và giới thiệu với trẻ về chủ đề bản thân chủ đề nhánh cơ thể bé. * Thể dục sáng a. Khởi động. - Kiểm tra sức khỏe trẻ: Cô hỏi trẻ có bạn nào bị ốm bạn nào bị đau chân đau tay không? - Cho trẻ khởi động theo bài “Một đoàn tàu” kết hợp đi các kiểu chân. b.Trọng động : Bài tập phát triển chung Động tác Hô hấp: Thổi nơ bay Động tác Tay: Hai tay đánh chéo nhau về phía trước và ra sau Động tác Chân: Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối. Động tác Bụng : Đứng quay người sang hai bên Động tác Bật: Bật tiến về phía trước. -Tập kết hợp với bài “Tay thơm tay ngoan” c. Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh lớp 1- 2 vòng * Cô điểm danh trẻ tới lớp + Cô gọi tên trẻ theo danh sách -Trẻ vào lớp -Trẻ cất đồ vào ngăn tủ của mình - Trẻ xem tranh ảnh về chủ đề - Trẻ chơi hứng thú -Trẻ lắng nghe - Trẻ khởi động - Tập 2 lần 4 nhịp - Tập 2 lần 4nhịp - Tập 2 lần 4 nhịp - Tập 2 lần 4 nhịp - Trẻ đi nhẹ nhàng - Trẻ dạ cô A.TỔ CHỨC CÁC Hoạt động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Hoạt động góc - Góc phân vai: Đóng vaicửa hàng bán thực phẩm rau, củ quả . - Góc xây dựng:Trẻ phối hợp các loại đồ chơi, chơi đồ chơi sáng tạo, vật liệu chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm như: nhà bếp của bé, công viên vui chơi... - Góc nghệ thuật: Hát, múa, vận động theo nhạc những bài hát liên quan đến chủ đề - Góc học tập: Xem tranh ảnh bạn trai bạn gái - Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh - Kiến thức: + Trẻ biết nhập vai chơi và phản ánh được vai chơi của mình +Trẻ biết tên các góc chơi và nhiệm vụ chơi của từng góc + Trẻ biết liên kết các góc chơi với nhau - Kĩ năng: + Rèn sự nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ + Rèn cho trẻ tính kiên trì sáng tạo cho trẻ - Thái độ: + Trẻ chơi đoàn kết với bạn bè + Trẻ không phá đồ chơi, biết cất đồ chơi đúng nơi quy định - - Đồ chơi đóng vai gia đình, cửa hàng bán thực phẩm rau, củ quả - - - - Đồ chơi sáng tạo - Các bài hát về chủ đề - Tranh ảnh bạn trai, bạn gái - Bình tưới cây cho trẻ HOẠT ĐỘNG Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ Bước 1: Thỏa thuận trước khi chơi - Cả lớp hãy đứng lên và cùng cô hưởng ứng theo nhịp bài hát “Ồ sao bé không lắc” nhé - Chúng mình vừa cùng cô nghe bài hát gì nào? -Trong bài hát bạn nhở đã đưa tay ra nắm cái gì nhỉ? - Các bạn nhỏ nắm tai và lắc lư cái gì nhỉ? - Các con có biết tai dùng để làm gì nhỉ? => Cô giáo dục trẻ:Các con ạ tai là 1 bộ phận của cơ thể mình các con phải biết giữ gìn vệ sinh để bảo vệ cơ thể mình nhé. - Các con ơi! bạn nào giỏi cho cô biết hôm nay chúng mình sẽ được chơi ở những góc chơi gì nhỉ? + Đầu tiên, là góc phân vai chúng mình: :Đóng vaicửa hàng bán thực phẩm rau, củ quả. Các con sẽ vào vai người bán thực phẩm rau, củ quả. + Với góc xây dựng hôm nay chúngta phối hợp các loại đồ chơi, chơi đồ chơi sáng tạo, vật liệu chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm như: nhà bếp của bé, công viên vui chơi... + Góc nghệ thuật:: Hát, múa, vận động theo nhạc những bài hát liên quan đến chủ đề. - Góc học tập: : Xem tranh ảnh bạn trai, bạn gái. -Góc thiên nhiên sẽ tưới cây, nhổ cỏ, chăm sóc cho cây thêm xanh tốt. - Cô mời về góc chơi. Bước 2. Theo dõi quá trình chơi -Trong quá trình chơi cô chú ý bao quát hướng dẫn trẻ chơi. - Cô nhập vai chơi cùng trẻ - Liên kết góc chơi: Sau một thời gian chơi, cô cho trẻ đổi góc chơi hoặc đổi vai chơi tạo cho trẻ sự thích thú khi tham gia vào các góc chơi Bước 3: Nhận xét sau khi chơi - Cô cho trẻ tham quan góc chơi, để trẻ tự nhận xét sản phẩm và quá trình chơi của trẻ ở các góc chơi. - Cho trẻ ở góc có sản phẩm giới thiệu về góc chơi của mình. - Cô nhận xét chung, động viên khích lệ trẻ -Trẻ nhúncùng cô -Ồ sao bé không lắc - Nắm cái tai ạ - Cái đầu ạ - Để nghe ạ - Trẻ lắng nghe - - - Có ạ - - - - Trẻ nhận góc chơi - Trẻ chơi cùng bạn -Trẻ cùng tham quan nhận xét góc chơi A.TỔ CHỨC CÁC Hoạt động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Chơi hoạt động ngoài trời 1.Hoạt động có mục đích: - Quan sát trò chuyện về cơ thể bé 2.Trò chơi vận động: “ Dung dăng dung Cáo ơi ngủ à, ô tô và chim sẻ - Chơi các trò chơi dân gian: “Luồn cổng dê”, dẻ” 3.Chơi tự do: - Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời(Cầu trượt, xích đu, đu quay...). - Vẽ tự do trên sân -Trẻ biết trò chuyện cùng cô. - Trẻ biết quan cơ thể của mình như thế nào -Trẻ biết cách chơi các trò chơi -Trẻ hứng thú chơi các trò chơi -Trẻ chơi đoàn kết với bạn bè. - Địa điểm quan sát - Câu hỏi - Địa điểm chơi HOẠT ĐỘNG Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Trước khi ra ngoài trời cô cho trẻ đeo dép đội mũ và xếp thành hàng dọc - Cô kiểm tra sức khỏe trẻ: Hỏi trẻ có bạn nào bị ốm bị đau tay đau chân không? - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài: “Một đoàn tàu” - Cô nói:Cô mời cả lớp ra sân chơi nào! - Các con nhớ khi ra ngoài không được xô đẩy nhau, luôn ở bên cô, khi nghe tiếng xắc xô phải tập trung ngay lại các con nhớ chưa nào? *Hoạt động có mục đích: Quan sát trò chuyện về cơ thể bé + Cô trò chuyện cùng trẻ về bạn trai và bạn gái - Cô mời một vài trẻ đứng dạy tự giới thiệu về mình (Tên, đầu tóc, trang phục, sở thích). Cô khen trẻ và động viên trẻ. - Cô cho trẻ xem slide tranh về bạn trai, trò chuyện cùng trẻ về đặc điểm của các bạn trai: - Bạn trai có đầu tóc như thế nào ? - Trang phục của bạn trai như thế nào ? - Sở thích của các bạn trai thường là gì ? Cô cho trẻ quan sát bạn gái trên slide tranh : - Bạn gái có đặc điểm gì ? - Đầu tóc của các bạn gái như thế nào ? - Trang phục của các bạn gái thường là gì ? - Sở thích đồ chơi của các bạn gái thường là những món đồ chơi gì ? => Giáo dục trẻ : Các bạn trai có những đặc điểm và sở thích khác với các bạn gái, chúng ta phải tôn trọng điều đó và tôn trọng mọi người. * Trò chơi vận động - Cô giới thiệu với trẻ một số trò chơi vận động - Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi của một số trò chơi vận động -Tổ chức cho trẻ chơi -Cô giáo dục trẻ thông qua trò chơi * Chơi tự do- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời(Cầu trượt, xích đu, đu quay...). - Cho trẻ vẽ phấn trên sân -Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời -Trẻ hát -Trẻ xếp hàng ra sân - Trẻ giới thiệu - Trẻ xem và trả lời - Trẻ quan sát và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi -Trẻ chơi đoàn kết với bạn A.TỔ CHỨC CÁC Hoạt động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Hoạt động ăn -Trước khi ăn -Trong khi ăn - Sau khi ăn - Trẻ biết vệ sinh trước và sau khi ăn. - Trẻ không nói chuyện trong khi ăn - Ăn không làm rơi vãi cơm . - Có thói quen văn minh trong khi ăn, ăn hết xuất, đảm bảo đủ dinh dưỡng - Trẻ biết vệ sinh sau khi ăn và ngồi đúng chỗ quy định . - Nước, khăn mặt, xà phòng rửa tay. - Bàn ghế, thức ăn, bát thìa, khăn lau tay Hoạt động ngủ - Trẻ ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc - Trẻ ngủ đủ giấc ngủ sâu sau thời gian hoạt động sáng. - Trẻ biết đi vệ sinh trước khi đi ngủ - Trẻ biết tự lấy gối, chăn… -Phòng ngủ cho trẻ Bài thơ “giờ đi ngủ” HOẠT ĐỘNG Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Hướng dẫn trẻ rửa tay theo 6 bước rửa tay, dạy trẻ rửa mặt sạch sẽ trước khi ăn cơm. - Cô giáo chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều lên giúp trẻ - Cho trẻ ngồi vào bàn ăn, trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”. Cô giới thiệu món ăn hôm nay với trẻ nhắc trẻ ăn từ tốn không làm rơi vãi thức ăn, khuyên trẻ biết ăn rau xanh và thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể thông minh và khỏe mạnh hơn, trong khi ăn không nói chuyện. - Trong khi trẻ ăn cô tạo không khí vui vẻ nhẹ nhàng động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất. - Cô quan tâm tới những trẻ mới đến lớp, trẻ mới ốm dậy, trẻ biếng ăn - Khi trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định. - Nhắc trẻ uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh. - Trẻ thực hiện các bước rửa tay, rửa mặt. - Trẻ ăn cơm. - Trẻ thực hiện - Cho trẻ lên giường ngủ và trước khi ngủ đọc thơ “Giờ đi ngủ”. - Cô thả rèm cửa đảm bảo cho trẻ ngủ ngon giấc, trong khi trẻ ngủ cô quan sát trẻ xem trẻ ngủ có ngon giấc không, giữ yên lặng cho trẻ ngủ xử lý tình huống có thể xảy ra. - Khi trẻ ngủ dậy trẻ nào thức trước cô cho dậy trước -Hướng dẫn trẻ làm một số việc vừa sức như cất gối, xếp chăn, chiếu… - Nhắc nhở trẻ ngủ dậy đi vệ sinh, sau đó vận động nhẹ nhàng qua bài “Đu quay” và cho trẻ chuẩn bị ăn quà chiều - Trẻ đọc thơ. - Trẻ ngủ. - Trẻ vận động nhẹ nhàng, ăn quà chiều A.TỔ CHỨC CÁC Hoạt động Nội dung Mục đích- Yêu cầu Chuẩn bị Hoạt động theo ý thích - Hoạt động ôn tập các hoạt động sáng. - Trẻ chơi các trò chơi dân gian. - Chơi hoạt động góc. - Giáo dục : KNS, BVMT, ATGT - Củng cố lại kiến thức trẻ học được buổi sáng - Trẻ vui vẻ thoải mái với các trò chơi dân gian. - Hoàn thành các góc chơi -Trẻ biết một số kiến thức, kỹ năng cơ bản trong cuộc sống hằng ngày và trong khi tham gia giao thông -Đồ dùng đồ chơi -Đồ chơi các góc -Sách an toàn giao thông Trả trẻ - Nêu gương cuối ngày, cuối tuần Vệ sinh trả trẻ Biết cách nhận xét mình, bạn. -Trẻ sạch sẽ trước khi ra về -Bảng bé ngoan, bé ngoan, cờ -Khăn, lược… HOẠT ĐỘNG Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Cô cho trẻ ôn tập lại kiến thức trẻ được học vào buổi sáng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian mà trẻ yêu thích như: Nu na nu nống, dung dăng dung dẻ, chi chi chành chành.... - Cô cho trẻ tiếp tục chơi ở các góc chơi mà buổi sáng trẻ chưa hoàn thành. - Cô dùng thủ thuật cho trẻ xem tranh trò chuyện cùng trẻ về nội dung tranh gợi mở các tình huống để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, gd BVMT, GDATGT -Trẻ hoạt động theo ý thích của trẻ -Trẻ trả lời tham gia hoạt động cùng cô - Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài: Cả tuần đều ngoan cho trẻ nêu gương, cô nhận xét chung tặng trẻ cờ đỏ cắm vào bảng bé ngoan, cuối tuần cô cùng trẻ đếm tổng số cờ đỏ trên ô cờ để tặng trẻ bé ngoan (tặng trẻ bé ngoan vào ngày cuối tuần). - Vệ sinh trả trẻ: + Sắp đến giờ trả trẻ cô vệ sinh lần cuối rửa mặt, chân tay chải đầu gọn gàng. Khi có người đón cô trả trẻ cùng đồ dùng cá nhân. Nhắc trẻ chào cô, bố, mẹ chào các bạn trước khi về. + Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ (nếu cần). - Trả hết trẻ cô thu dọn đồ dùng khóa cửa ra về. -Trẻ hát cùng cô và bạn -Trẻ nhận xét nêu gương -Trẻ chào cô ra về

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.