chủ đề :Quê hương đất nước Bác Hồ
Thích 0 bình luận
Tác giả: Đỗ Thị Nghĩa
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 15/05/21 14:39
Lượt xem: 46
Dung lượng: 50.2kB
Nguồn: tự soạn
Mô tả: Tuần thứ 34: TÊN CHỦ ĐỀ LỚN: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC – BÁC HỒ Thời gian thực hiện: 4 tuần Tên chủ đề nhánh 3: Đất nước Việt nam Thời gian thực hiện:1 tuần (Từ ngày 10/05/2021 đến ngày 14/05/2021) B. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 2 ngày 11 tháng 5 năm 2021 Tên hoạt động: VĐCB: Ném xa bằng 2 tay. Hoạt động bổ trợ: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản: Ném xa bằng 2 tay. - Biết cách phối hợp tay chân lấy đà ném - Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động: Đội nào nhanh nhất 2. Kỹ năng: - Trẻ phối hợp các bộ phận trên cơ thể “Ném xa bằng 2 tay”.. - Trẻ có kĩ năng hợp tác với bạn. Chơi trò chơi đúng luật chơi, đúng cách chơi 3.Thái độ: - Trẻ có hứng thú trong khi thực hiện vận động và chơi trò chơi, đoàn kết trong khi chơi - Trẻ trong lớp có tính kỷ luật, đoàn kết trong khi học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô và trẻ -. Xắc xô, vạch đứng, bóng - Nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp” - Quần áo gọn gàng - Sân tập sạch sẽ, thoáng mát. 2. Địa điểm: - Ngoài sân III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ổn định tổ chức : - Cô mở nhạc hát bài : “Quê hương tươi đẹp” cho phụ huynh nghe sau đó hướng dẫn phụ huynh đàm thoại cùng con giống như cô + Con vừa hát bài hát gì ? + Trong bài hát nói về gì? => Giáo dục trẻ: Luôn yêu thương quê hương đất nước vì quê hương là nơi chôn rau cắt rốn nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. 2. Giới thiệu bài: - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh bài vận động cơ bản “Ném xa bằng 2 tay” nhé. 3. Hướng dẫn: a. Hoạt động 1: Khởi động - Phụ huynh hướng dẫn con đi vòng tròn theo nhạc kiễng chân, hạ gót, chạy nhanh, chậm ( tập kết hợp bài đoàn tàu nhỏ xíu) b. Hoạt động 2: Trọng động - Khi tập xong khởi động phụ huynh lại hướng dẫn các con tập bài : Bài tập phát triển chung + Động tác Hô hấp: Thổi nơ bay + Động tác Tay: Đưa hai tay ra phía trước, về phía sau + Động tác chân: Đứng một chân, nâng cao gập gối. + Động tác Bụng : Ngồi, quay người sang hai bên + Động tác Bật: Bật luân phiên chân trước chân sau. -Tập theo cô và tập với bài hát “Yêu Hà Nội” * Vận động cơ bản: Ném xa bằng 2 tay - Nhìn xem trước mặt các con có gì?. - Cô làm mẫu lần 1 (không phân tích động tác) - Cô làm mẫu lần 2 (kết hợp phân tích động tác) TTCB: Đứng chân trước chân sau + Thực hiện: Khi có hiệu lệnh ném thì các con dùng 2 tay cầm lấy bóng khi ném các con đưa bóng cao lên trên đầu sau đó lấy đà ném sao cho thật xa. Khi ném các con nhé không được dẫm lên vạch kẻ làm vạch chuẩn nhé. - Gọi 1 trẻ khá lên tập - Sau khi tập xong phụ huynh lại hướng dẫn con hồ tĩnh nhé. c. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng từ 1 đến 2 vòng để trẻ hít thở nhẹ nhàng. 4.Củng cố: - Phụ huynh hỏi trẻ vừa thực hiện vận động gì? 5. Kết thúc - Phụ huynh kết hợp khen trẻ giỏi Thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2021. Tên hoạt động: KPKH: Trò chuyện về: Đất nước Việt Nam diệu kì Hoạt động bổ trợ: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ biết được tên đất nước, biết quốc kỳ của nước Việt Nam. - Trẻ biết được quê hương là nơi được sinh ra, biết đặc sản của quê hương. - Biết Hà Nội là thủ đô của đất nước. - Biết một số danh lam thắng cảnh của đất nước: Hồ Gươm, Lăng Bác,… - Biết một số lễ hội truyền thống: Ngày quốc khánh, giỗ tổ Hùng Vương. 2. Kĩ năng: - Trẻ có kỹ năng trả lời được một số câu hỏi của cô. - Phát triển óc quan sát, tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, trân trọng các truyền thống dân tộc. - Có ý thức giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, không vứt rác bừa bãi. II.CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô và trẻ - Hình ảnh về quôc kỳ Việt Nam, một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Lăng Bác, Chùa Một Cột. - Ngày têt nguyên đán, ngày tết trung thu. - Một số lễ hội truyền thống. 2. Địa điểm tổ chức - Trong lớp III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: - Các con ạ dịch covid diễn biến hết sức phức tạp nên các con phải luôn giữ gìn chân tay sạch sẽ đi ra ngoài nhớ đeo khẩu trang và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để chống lại dịch bệnh covid nhé . 2. Giới thiệu bài. Hôm nay tôi làm video này hướng dẫn các bậc phụ huynh cho con : “Đất nước Việt Nam diệu kì” nhé. 3. Hướng dẫn: a. Hoạt động 1: Giới thiệu cho phụ huynh về bản đồ Việt Nam. - Đây là bản đồ Việt Nam, bản đồ nước ta chảy dài từ bắc vào nam cong cong có dạng hình chữ S đấy. * Sau đó cho phụ huynh quan sát quốc kỳ - Khi quan sát phụ huynh hãy giúp các con mình trả lời 1 số câu hỏi + Đây là gì? - Lá cờ có màu gì? - Ở giữa có gì? - Ngôi sao có màu gì? - Khi trẻ trả lời xong phụ hynh có thể giải thích cho trẻ hiểu thêm Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam chúng ta màu đỏ tượng trưng cho màu máu của biết bao anh hung đã ngã xuống vì độc lập dân tộc của tổ quốc đấy các bé ạ. * Quan sát ngày tết nguyên đán - Đất nước ta còn có rất nhiều ngày lễ lớn nữa con biết những ngày lễ gì nào? + Vào ngày tết nguyên đán thì thường làm gì? + Được ăn những món ăn gì? + Có những ngày lễ gì nữa? - Vào ngày tết trung thu thường làm gì? * Quan sát hình ảnh thủ đô Hà Nội. + Hà Nội là thủ đô của đất nước Việt Nam chúng ta đấy. + Nhìn xem đây là đâu nào? + Hồ có gì đặc biệt ? Ở giữa hồ có gì? + Xung quanh hồ có gì? + Vì sao hồ có tên gọi là Hồ Gươm không? => Hồ có tên là Hồ Gươm vì ngày xưa khi vua Lê Lợi trả gươm lại cho Long Quân ở hồ này vì vậy hồ có tên gọi là hồ gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. “Rủ nhau xem cảnh Hồ Gươm Xem cầu Thê Húc xem đền Ngọc Sơn” - Ở Hồ Gươm còn có một cây cầu rất đẹp đó là cầu Thê húc, cầu thê húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời, cầu thê húc dẫn đến đền Ngọc Sơn. - Vào những ngày lễ lớn như ngày quôc khánh, Tết Nguyên Đán ở Hồ Gươm còn diễn ra nhiều màn bắn pháo hoa vô cùng đặc sắc - Phụ huynh cho các con quan sát lăng Bác Hồ và kết hợp hỏi trẻ: + Đây chính là lăng Bác Hồ ! Đây chính là nơi đặt thi hài của Bác Hồ đấy, Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta khi bác còn sống Bác luôn luôn quan tâm đến tất cả mọi người, người ta xây dựng Lăng Bác để bác yên nghỉ giấc ngàn thu. Hằng năm có rất nhiều du khách trong và ngoài nước vào Lăng kính viếng Bác. * Mở rộng: Ngoài Hồ Gươm ra thủ đô Hà Nội còn có rất nhiều địa danh nổi tiếng khác như: Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám. - Chùa Một Cột là một địa danh nổi tiếng chùa có tên gọi như vậy là do chùa được đặt trên một phiến đá. - Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta, ngày nay nó là nơi tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng của những học sinh có thành tích học xuất sắc. - Đất nước của chúng ta còn là đất nước có nhiều nét văn hóa cổ truyền như đền thờ lễ hội “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3” - Như lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ hằng năm cứ vào ngày mùng 10/3 nhân dân ở khắp nơi lại kéo nhau về thắp hương tưởng nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng. - Lễ hội gióng ở Phù Đổng Hà Nội được tổ chức hăng nam để tưởng nhớ người anh hùng trong truyền thuyết “Thánh Gióng” -Và còn nhiều lễ hội khác nữa các bé ạ! => Giáo dục: Đất nước ta có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng chúng mình phải biết yêu quý trân trọng các truyền thống, nét văn hóa lâu đời của dân tộc. 4. Củng cố. - Phụ huynh hỏi trẻ vừa được trò chuyện về gì? 5. Kết thúc. - Phụ huynh động viên – khen trẻ Thứ 4 ngày 13 tháng 5 năm 2021 Tên hoạt động: Thơ: Về quê Hoạt động bổ trợ: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 1. Kiến thức. -Trẻ biết tên, thuộc và hiểu được nội dung bài thơ: “Về quê” - Dạy trẻ thuộc thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ. - Trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ. 2. Kỹ năng: - Phát triển quan sát, trí nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ, tưởng tượng và cảm xúc thẩm mỹ - Luyện kỹ năng nói trọn câu diễn đạt mạch lạc. - Luyện kỹ năng thể hiện dọng điệu trong từng câu thơ . 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động. - Giáo dục trẻ biết yêu quý quê hương II. CHUẨN BI: 1. Đồ dùng của cô và trẻ: - Tranh minh họa bài thơ: “Về quê”, nhạc bài hát “ Quê hương tươi đẹp” - Que chỉ, ti vi. Video các Sali về bài thơ : Về quê 2. Địa điểm tổ chức - Trong lớp. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: Kính thưa các bậc phụ huynh do tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp cả trong nước và trên thế giới . Để đảm bảo phòng tránh dịch bệnh không bị lây lan mạnh nên các con nghỉ ở nhà để phòng tránh dịch . 2. Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ làm video hướng dẫn các bậc phụ huynh dạy con học bài thơ : Về quê của tác giả: Nguyễn Lãm Thắng nhé. 3.Hướng dẫn: a. Hoạt động 1: Đọc diễn cảm bài thơ - Sau đây cô sẽ đọc lần 1 cho phụ huynh nghe : * Giảng giải nội dung: Bài thơ nói về một bạn nhỏ nghỉ hè về quê thăm ông bà, bạn được đi lên rẫy, được thả diều, câu cá, tắm sông bạn ấy rất là thích.Và bạn rất là yêu quý quê hương của mình. Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ thì phụ huyn cho trẻ nghe lại 1 lần nữa qua video nhé. b. Hoạt động 2: Trích dẫn, đàm thoại Sau khi phụ huynh đọc cho trẻ nghe xong phụ huynh hãy hướng dẫn các con đọc thuộc bài thơ và trả lời 1 số câu hỏi của nội dung bài thơ về quê : + Bài thơ có tên là gì? + Của tác giả nào? + Nghỉ hè bé được đi đâu? + Bé về quê được thăm những ai? +Ai kể chuyện cho bé nghe? + Bé mời ai? => Giáo dục trẻ: Ai sinh ra cũng có quê hương của mình, quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi các con sinh ra và lớn lên nên dù có đi đâu về đâu các con cũng phải nhớ về quê hương của chúng mình các con nhớ chưa? Và các con nhớ là phải chăm ngoan học giỏi vâng lời ông bà cha mẹ để sau này lớn lên chở thành người có ích cho quê hương. 4. Củng cố: - Phụ huynh hỏi con bài thơ gì? 5. Kết thúc - Phụ huynh động viên – khen trẻ Thứ 5 ngày 14 tháng 5 năm 2021 Tên hoạt động: TCKNXH: Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi và bạn bè. Hoạt động bổ trợ: I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết chào hỏi lễ phép với người lớn và bạn bè biết chào hỏi phù hợp với tình huống 2.Kỹ năng: - Kỹ năng chào to, rõ dàng…phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp 3. Thái độ: - Trẻ có hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động - Giáo dục trẻ lễ phép ông, bà, cha, mẹ, cô giáo....mọi người xung quanh, đoàn kết bạn bè II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô và trẻ: - - Trò chơi: Thượng đế cần, 1 câu chuyện có ( 2 nhân vật ), bài hát “Chào hỏi khi về, tiếng chào theo em” 2. Địa điểm - Trong lớp III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: - Các con ạ dịch covid đang bùng phát rất mạnh ở nhiều tỉnh thành trên đất nước chúng ta vì vậy phụ huynh ở nhà hãy hướng dẫn các con phải phải thường xuyên rửa tay trước khi ăn và đi ra noài nhớ đeo khẩu trang, không đến chỗ đong người . 2. Giới thiệu bài: Để các con không quên kiến thức và đảm bảo chương trình chăm sócc, giáo dục trẻ tốt hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh : Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi và bạn bè. 3. Hướng dẫn: a. Hoạt động 1: Dạy trẻ chào hỏi lễ phép - Phụ huynh kể cho các con nghe một câu truyện nói về hai bạn đó là bạn vịt và bạn gà, xem ai là người ngoan hơn và giỏi hơn nhá - Sau đó phụ huyn cùng đàm thoại với các con -+ Đố biết trong câu truyện kể hai bạn vịt và gà ai ngoan hơn? Vì sao? + Con muốn làm các e bé ngoan không? + Vậy khi gặp mọi người con phải như thế nào? + Con chào như thế nào? - Cho các con nghe hát bài: Tiếng chào theo em => Đó là cách chào với những người lớn hơn mình còn khi đến lớp hoặc đi ngoài đường gặp các bạn con chào như thế nào? (Nhìn thẳng bạn, mặt tươi cười, tay giơ ngang mặt vẫy tay và nói tớ chào bạn) b. Hoạt động 2: Phụ huynh cùng trẻ thực hành cách chào hỏi - Các con có được phép nói tục chửi bậy không? - Nếu nói tục chửi bậy là ngoan hay hư nhỉ? => Giáo dục trẻ: Các con rất là giỏi nếu các con biết chào hỏi lễ phép thì các con sẽ luôn là các em bé ngoan đấy và các con nhớ bạn bè trong lớp phải chơi đoàn kết không đánh nhau và nói tục, chửi bậy các con nhớ chưa nào. 4. Củng cố : - Hỏi trẻ lại bài học? 5. Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương. Thứ 6 ngày 15 tháng 5 năm 2021 Tên hoạt động: Tạo hình: Vẽ ngọn núi Hoạt động bổ trợ: Bài hát: Inh lả ơi I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ vẽ được nhiều nét cong đứng sát cạnh nhau, phía dưới là nét thẳng ngang 2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng vẽ vẽ nét thẳng, nét cong, kỹ năng mới biết phối hợp các nét vẽ để vẽ những ngọn núi cao. Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ khi sử dụng màu, nguyên vật liệu để vẽ trang trí hoa lá, cây cỏ. 3. Thái độ: - Trẻ biết được lợi ích và vẻ đẹp của thiên nhiên. Biết bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: 1 Đồ dùng của cô và trẻ:. - Đồ dùng của cô: Tranh ảnh về núi. + Mẫu vẽ của cô. + Bút sáp, bút dạ, giấy vẽ. - Vở tạo hình, bút chì, bút màu cho trẻ 2. Địa điểm: - Trong lớp III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức: Dịch bệnh đã bùng phát trở lại và lần này rất nguy hiểm nên theo công văn chỉ đạo của tỉnh các con được nghỉ học ở nhà để tránh dịch covid. Vậy ở nhà phụ huynh hãy hướng dẫn các ccon thường xuyên rửa tay và vệ sinh sát khuẩn sạch sẽ nhé . 2. Giới thiệu bài Để đảm bảo cho chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ tốt. Hôm nay cô sẽ làm 1 video hướng dẫn các bậc phụ huynh dạy con cách vẽ ngọn núi nhé 3. Hướng dẫn a. Hoạt động 1 . Quan sát, đàm thoại: - Cô treo tranh mẫu cho phụ huynh quan sát sau đó kết hợp hỏi trẻ: + Đây là bức tranh vẽ gì? + Bức tranh vẽ các quả núi như thế nào? + Núi có cao không? Màu sắc bức tranh thế nào? + Dãy núi cao vẽ bằng những nét gì? + Có mấy ngọn núi? ( phụ huynh cho trẻ đếm). => Ngọn núi vẽ nhiều nét cong đứng cạnh nhau tạo nên các ngọn núi. Nhiều ngọn núi đứng cạnh nhau tạo thành dãy núi cao. Để ngọn núi thêm đẹp và bức tranh thêm sinh đông phụ huynh hướng dẫn con vẽ thêm vẽ cây dưới chân núi, vẽ thêm ông mặt trời đang lấp ló bằng sau núi. b. Hoạt động 2: Cô vẽ mẫu (Vừa vẽ vừa phân tích) - Trước tiênp hụ huynh vẽ một nét thẳng ngang làm mặt đất, sau đó vẽ một nét cong, 1nét cong nữa,1 nét cong nữa, vẽ 5 nét cong đứng liên tiếp nhau, thế là cô đã vễ xong dãy núi cao. Sau đó sẽ tô màu nâu phía mặt đất, màu xanh cho dãy núi, tô sao cho màu không bị chườm ra ngoài. - Hướng dẫn xong phụ huynh cho trẻ tô 4. Củng cố - Khi trẻ tô xong phụ huynh hỏi trẻ vừa tô gì? 5.Kết thúc - Nhận xét – khen trẻ

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.