Tài nguyên
Trò chuyện về các đặc điểm bên ngoài và sở thích Khám phá về đôi bàn tay
Nguồn: Nguyễn thị Yến
Trích yếu:

Tên hoạt động: Trò chuyện về các đặc điểm bên ngoài và sở thích

Khám phá về đôi bàn tay

Hoạt động bổ trợ: Tô màu đôi bàn tay

Chủ đề: Bản thân

Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi

Thời gian: 30- 35 phút

Người thực hiện: Nguyễn Thị Yến

 

 

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ gọi được tên các bộ phận và các đặc điểm bên ngoài của cơ thể

- Trẻ khám phá được đôi bàn tay và biết tác dụng của đôi bàn tay

2. Kĩ năng:

- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định

- Rèn cho trẻ có thói quen vệ sinh trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

3.Thái độ:

- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể và bảo vệ môi trường

- Trẻ biết giúp đỡ mọi người

II. Chuẩn bị:

Đồ dùng của cô:

- Máy tính sách tay, phông chiếu

- Bát, bút chì

- Bài hát: Bé tập thể dục, em bé khỏe

- Câu chuyện bà tay phải, bàn tay trái

* Đồ dùng của trẻ:

- Tranh vẽ bàn tay phải, bàn tay trái

- Sáp màu

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

. Ổn định tổ chức

- Cô cùng trẻ thực hiện bài

                  “ Bé tập thể dục”

+ Chúng mình vừa thực hiện bài tập gì?

+ Thực hiện song bài tập chúng mình thấy người khỏe mạnh không?

+ Chúng mình cùng thả lỏng các cơ để cho cơ thể thoải mái không bị mỏi nào.

+ Để có cơ thể khỏe mạnh các con nhớ ăn đủ chất ,tập thể dục đều đặn và nghỉ ngơi hợp lí.

+ Ngoài những yếu tố đó các con nhớ giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cũng như việc bảo vệ môi trường của chúng ta xanh sạch đẹp.

 

2. Nội dung

* Hoạt động 1: Trò chuyện về các đặc điểm bên ngoài và sở thích

- Chúng mình vừa thực hiện bài tập thể dục, đó là sự kết hợp giữa các cơ, các bộ phận trên cơ thể.

+ Các con quan sát xem trên đây là những bộ phận nào của cơ thể

+ Cô đưa hình ảnh các bộ phận của cơ thể cho trẻ quan sát.

+ Cô cho trẻ gọi tên các bộ phận.

+ Ai giỏi cho cô biết đôi chân có tác dụng gì?

+ Đôi tai có tác dụng gì?

+ Đôi mắt có tác dụng gi?

+ Cái mũi để làm gì?

+ Cái miệng để làm gì?

+ Tai, mắt, mũi, miệng ở bộ phận nào của cơ thể?

- Tất cả các bộ phận đó không thể thiếu trên cơ thể  của chúng ta.

- Các con nhớ phải giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ thì mới có cơ thể khỏe mạnh, thông minh học giỏi.

* Hoạt động 2: Khám phá đôi bàn tay

- Có một bộ phận mà vừa rồi chúng mình chưa nhắc đến, có ai biết không?

- Đó là đôi bàn tay, giờ chúng mình có muốn nghe cô kể chuyện không?

- Cô kể cho trẻ nghe đoạn chuyện đôi bàn tay

- Các con thấy chuyện hay không?

- Qua câu chuyện này ta thấy được rằng đôi bàn tay của chúng ta rất quan trọng. Bàn tay phải tuy mạnh hơn nhưng cũng không thể thiếu được bàn tay trái đúng không nào?

- chúng mình cùng cô xòe bàn tay ra và đếm nào, cô cho trẻ hát bài năm ngón tay ngoan

- cho trẻ đếm số ngón tay trên một bàn tay

- Cô cho trẻ gọi tên các ngón tay

- Cô yêu cầu trẻ cầm cho cô cái bát, sau đó yêu cầu trẻ kẹp ngón tay cái lại và cầm bút cho cô

- Các con thấy thế nào khi ta kẹp ngón cái lại?

 

- Ngón cái có nhiệm vụ giúp đỡ tất cả các thành viên trong bàn tay để thực hiện tất cả mọi hoạt động cầm, nắm của đôi bàn tay.

- Trong gia đình các con ai là ngón cái?

- Vì sao?

- Ở trong gia đình nhà chúng mình thì bố chính là ngón cái đấy nhưng cũng có bạn mẹ lại là ngón cái vì bố đi công tác xa nhà mẹ phải lo toan mọi công việc. Như mẹ giúp đỡ tất cả các thành viên trong gia đình

- Vậy con là ngón gì trong gia đình?

- Các con có thể là ngón út vì chúng mình bé nhất nhà nhưng có bạn lại là ngón áp út thôi phải không nào.

- Nhờ có đôi bàn tay mà chúng mình hoàn thành mọi công việc rễ ràng và nhanh chóng, nhưng cũng có những gương mặt rất là tiêu biểu tuy khuyết tật về đôi tay mà các bạn vẫn quyết tâm học giỏi nhừ ý chí kiên cường của mình dùng chân để viết. Trong khi đó các con có đầy đủ hai đôi bàn tay cô mong rằng các con sẽ giữ gìn sạch sẽ để trở thành những trò giỏi, con ngoan.

*Hoạt động 3: Luyện tập

- Cô cho trẻ thực hiện tô màu đôi bàn tay

+ Chú ý quan sát, gợi mở trẻ thực hiện

- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Rửa tay”

+ Cách chơi: Cô làm hai đội nhiệm vụ của các đội là thảo luận sau đó nêu các bước rửa tay và làm động tác minh họa

+ Luật chơi:Đội nào nêu các bước rửa tay sai và làm động tác minh họa sai thì đội đó phải nhảy lò cò.

+ Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Củng cố bài,nhận xét, tuyên dương

3. Kết thúc: Cho trẻ hát đi ra ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ thực hiện

- Bài thể dục buổi sáng

- Có ạ

 Trẻ thực hiện thả lỏng các cơ

 

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ quan sát

- Trẻ gọi tên các bộ phận

- Đi, chạy

- Để nghe

- Để nhìn

- Để ngửi

- Để nói, để ăn

- Ở phần đầu

 

 

 

 

- Đôi tay

- có ạ

 

- Vâng ạ

 

- Trẻ thực hiện

- 1,2,3,4,5 năm ngón tay

 

- Trẻ thực hiện cầm bát

- Trẻ thực hiện cầm bút

- Khi kẹp ngón cái lại thực hiện việc cầm bút sẽ khó khăn hơn

 

- Bố, mẹ…

- Vì Bố mẹ phải lo mọi việc và giúp đỡ con cái

- Ngón út, ngón áp út

- Trẻ thực hiện tô bài

- Trẻ chơi và làm động tác minh họa

 

Trung bình (0 Bình chọn)
Tỷ lệ trung bình là 0.0 ngôi sao trên mức cao nhất 5 sao.
Địa chỉ URL:
Lời bình
Chưa có lời bình nào. Bắt đầu